Saturday, February 23, 2013

10 loại thực phẩm độc nhất thế giới


10 loại thực phẩm độc nhất thế giới


Không phải thực phẩm nào cũng an toàn như nhau. Ví dụ như cá nóc nổi tiếng là độc, đã từng gây ra không biết bao nhiêu cái chết. Song tựu trung lại thực phẩm nào cũng độc khi đã bị mốc. Có thể kể 10 loại thực phẩm nguy hiểm dưới đây.

10. Bạch tuộc sống 

 

Bạch tuộc là một trong những động vật thông minh nhất trên Trái đất, nó có bộ não khác trong hệ thống thần kinh. Những xúc tu (râu) vẫn hoạt động cho dù đã bị cắt rời.

Tại Hàn Quốc người ta có truyền thống ăn bạch tuộc sống. Người ta cắt nhỏ bạch tuộc, nhúng vào nước sốt đậu nành hoặc dầu vừng, thế là ăn. Con bạch tuộc chưa kịp chết đã bị đưa vào miệng, lúc này các xúc tu vẫn hoạt động, nó có thể bám vào cổ họng gây nghẹt thở.

Trung bình tại Hàn Quốc mỗi năm có 6 ca tử vong do ngạt thở vì ăn bạch tuộc sống. Thậm chí có những trường hợp xúc tu từ khoang miệng leo lên khoang mũi. Song vì họ quan niệm đây là một món ăn bổ dưỡng, nên họ cứ cố ăn.

9. Pho mát thối 

 

Trên đảo Sardinia, Italia, người địa phương hay ăn pho mát thối. Có lẽ vì là văn hóa ẩm thực truyền thống khó bỏ, dù mất vệ sinh.

Pho mát thối được chế biến từ sữa cừu. Trong quá trình lên men đã có nhiều ấu trùng ruồi sinh sống. Giòi và nước quả làm pho mát lên men nhanh hơn. Khi nó gần như nhão người ta sẽ ăn.

Hàng ngàn ấu trùng ruồi vẫn còn trong pho mát, thậm chí khi ăn pho mát còn bị ấu trùng nhảy từ đĩa thức ăn vào mặt. Để tránh cho mắt khỏi bị tổn thương, khi ăn pho mát người ta thường đeo kính để bảo vệ.

8. Cá hồi khô
 

 

Đến Scandinavia chúng ta có thể thưởng thức món cá hồi khô không ướp muối, được tẩy bằng dung dịch kiềm trắng bóng. Người ta đem thịt cá hồi khô ngâm vào dung dịch natri hydroxit  hoặc kali hydroxit, trong vài ngày.

Trong các dung dịch ấy, các protein bị phân huỷ làm nó phồng lên, nở ra trông trong như thạch. Nếu ngâm quá lâu chất béo của cá biến thành xà phòng. Sau đó bắt buộc phải ngâm trong nước cả tuần lễ để khi ăn người ăn không bị bỏng hóa chất.

Cuối cùng sản phẩm này có độ pH lên đến 12, tức là có độ kiềm lớn hơn nước lã 100 000 lần. Thịt cá hồi chế biến như vậy có thể ăn mòn dao kéo, thậm chí cả bạc và bất kỳ kim loại nào dùng để nấu nướng. Món cá hồi khô này rất nguy hiểm cho những người viêm loét dạ dày mạn tính.

7. Cà độc dược 





 

Tại châu Mỹ một bộ lạc da đỏ sử dụng quả cà độc dược để xác định cậu con trai đã trở thành đàn ông hay chưa. Cậu bé nếu còn sống khi vượt qua thử thách này, thì được tuyên bố rằng cậu đã trưởng thành.

Quả cà này chứa chất độc, gây sốt cao, mê sảng, tim đập rất nhanh, gây hành vi bạo lực, mất trí nhớ vĩnh viễn, khiến người ta rất khó chịu cả về thể chất và tinh thần.

Nó đã gây ra hàng ngàn cái chết do vô tình ăn phải quả cà độc dược. Như vậy người đươc coi là trưởng thành theo kiểu này mất đi vĩnh viễn kiến thức của một người bình thường.

6. Trà Urushi





 


Tại Nhật Bản, người ta sử dụng chè này như hình thức ép xác trong đạo Phật. Các nhà tu hành được gọi là đắc đạo dùng trà này để tự chết rồi ướp xác.

Trà lấy từ cây  sơn Trung Quốc, và cây thường xuân có chất độc  tập trung ở nhựa  (urushiol), có tính ăn da, dùng để trị kí sinh trùng. Sau khi dùng trà các chất lỏng trong cơ thể ngừng lưu thông sau đó khô kiệt ngay lập tức, và thịt còn lại rất độc.

Sở dĩ trà có tác dung ướp xác, vì thi hài sẽ không phân hủy nữa, thậm chí giòi bọ cũng không sống được. Ngày nay tại Nhật Bản dùng trà này là phạm pháp.

5. Nọc nhện

 

Từ hàng chục ngàn năm trước con người đã có cách tránh thai bằng nọc độc của một số loài chân đốt. Khi bị tiêm nọc độc của chúng vào cơ thể thì nồng độ hoc-môn trong cơ thể người phụ nữ làm cho trứng không thụ thai được.

Loài sóc  biết phá thai khi mùa đông gần đến bằng cách để cho nhện cắn, và khi bị tiêm nọc độc vào cơ thể, nó sẽ bị sảy thai. Việc tránh thai của con người sau này ít cực đoan hơn so với thời xưa.

Họ không dùng các chất độc như nọc nhện nữa, mà chỉ cần ăn một chút ăngtimoan, một nguyên tố hóa học có ký hiệu Sb. Thời trung cổ người châu Âu ăn ăngtimoan với liều lượng rất nhỏ, chỉ đủ để tránh thai.

4. Đậu da sóc 


Đậu da sóc đươc trồng ở vùng nhiệt đới châu Phi, có độc tính cao. Khi ăn nó gây co thắt cơ, co giật, mất kiểm soát hệ hô hấp, do phá hủy hệ thần kinh, có thể gây tử vong vì ngạt thở.

Người Calabar sử dụng đậu làm cách thử nghiệm để chứng minh có tội hay vô tội của một kẻ nào đó bị nghi ngờ. Nếu người bị cáo buộc phạm tội, nhưng không đủ bằng chứng để kết tội, ví dụ người bị buộc tội là phù thủy người ta dùng đậu dể xử án.

Bị cáo phải nuốt những hạt đậu này và chờ đợi kết quả. Nếu họ bị chết, thì coi là đã phạm tội. Nếu chất độc chỉ làm cho họ bị co thắt cơ và ói mửa ra những hạt đậu này trước khi chất độc ngấm  vào cơ thể thì họ được tuyến bố vô tội.

3. Ăn thịt đồng loại 

 

Trong lịch sử loài người khi một nhóm bị rơi vào tình thế nguy hiểm hay bị đói, thì trong đám đông ấy họ phải ăn thịt một người. Ví dụ như thành phố bị vây hãm, không có con đường nào để lựa chọn, buộc phải ăn thịt đồng loại để tồn tại.

Ăn thịt người là vô cùng độc.  Bệnh Prion dễ dàng lây truyền trong cả nhóm. Nó tương tự như bệnh bò điên, dù có nấu chín cũng không ngăn ngừa được bệnh. Đó là bệnh làm cho não bị hư hỏng, dần dần nó xốp như miếng bọt biển. Cuối cùng  nạn nhân phải chịu một cái chết đau đớn.

Cho đến tận năm 1950 người Fore ở Papua New Guinea vẫn còn ăn thịt đồng loại trong tang lễ, họ coi người chết là một nguồn thực phẩm. Phong tục ghê rợn này chấm dứt khi bị chính quyền cấm.

2. Tôm cay 

 

Có những người chủ động tìm kiếm các thực phẩm có chứa những hóa chất, gây đau nhức cho cơ thể khi đã ăn nó. Allyl isothiocyanat (AITC), một chất dầu không màu, khai thác từ cải dầu gọi là mù tạt, cay đến chảy cả nứơc mắt, nước mũi.

Dầu mù tạt gây chết người lớn hơn asen (thạch tín) đến 5 lần. Món ăn đặc trưng tại St Elmo Steak House (Mỹ) là có loại tôm cay có chứa tới 9kg mù tạt xay nhỏ từ dầu cải ngựa. Khi ăn món này cảm giác giống như bị điện giật.

1. Ớt

 

Ớt là độc dược, mạnh hơn mù tạt đến 3 lần. Đây là hóa chất nguy hiểm nhất được tìm thấy trong bất kỳ nguồn thức ăn nào của con người trên trái đất. Một lượng nhỏ hơn 4g đã đủ giết chết một người đã trưởng thành.

Người ta sử dụng ớt để gia tăng sự cay nóng. Ớt được trồng nhiều ở Ấn Độ, Bangladesh, là loại ớt rất cay. Nó dùng để ngăn chặn những đàn voi từ rừng kéo ra phá phách mùa màng. Quân đội Ấn Độ đang lên kế hoạch dùng ớt làm vũ khí.
Nguyễn An
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/42385_10-loai-thuc-pham-doc-nhat-the-gioi.aspx

Friday, February 22, 2013

Vì sao nên ăn đậu?

Nên ăn đậu       
BS Nguyễn Ý Đức
Hỏi 
Tôi bị bệnh tiểu đường từ hơn 10 năm và mới đi khám bác sĩ gia đình về, và bà ấy có khuyên tôi là nên ăn nhiều các loại hạt đậu. Theo bà ấy thì đậu có nhiều chất đạm tốt và cũng giảm đường trong máu. Có đúng không bác sĩ. Xin bác sĩ giải thích dùm nhé. Ông Nghi- GA
Đáp
Đúng như bác sĩ của ông nói, đậu là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Sau đây chúng tôi xin trình bầy cặn kẽ để bà và quý độc giả Trẻ hiểu rõ.
Đậu được trồng ở khắp nơi trên thế giới và có tới trên mười ngàn loại khác nhau. Tuy nhiên các bà nội trợ thường chỉ quen thuộc với một số ít các loại đậu như là đậu hà lan, đậu tây (cô ve), đậu đen, đậu đỏ, đậu pinto, đậu ngự, đậu nành…
Hạt đậu nằm trong vỏ dài mà khi chín khô sẽ nứt ra làm đôi. Theo các nhà khảo cổ thì đậu được trồng trước tiên ở các quốc gia Đông Nam Á châu từ cả chục ngàn năm về trước. Nhiều nơi, đậu được gieo giữa hai luống ngô, vì đậu có thể hấp thụ nitrogen từ không khí, tồn trữ dưới đất và làm đất giầu thêm chất này để giúp ngô tăng trưởng.

Giá trị dinh dưỡng
Hạt đậu là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, ngon mà tương đối lại rẻ tiền.
Đậu nành cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Đậu có nhiều calci, cho nên các vị tu hành, người ăn chay có thể sống lành mạnh chỉ với đậu hũ và các loại sản phẩm khác của đậu nành. Nói chung, đậu có lượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần.
Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, kali, rất nhiều chất xơ. Đa số hạt đậu đều có rất ít chất béo và năng lượng, ngoại trừ đậu nành và đậu phộng lại có nhiều chất béo tốt ở dạng chưa bão hòa.
Đậu có ít năng lượng nhưng chứa nhiều nước.
Một trăm gram đậu nấu chín cung cấp khoảng 100-130 Calori và 7 gram chất đạm, tương đương với số đạm trong 30 gram thịt động vật. Đậu nẩy mầm có nhiều đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn chung đậu với các loại hạt, đạm của đậu có phẩm chất tương đương với đạm động vật.
Người Bắc Mỹ và người châu Âu ít chú ý đến các loại đậu vì phải mất nhiều thời gian để nấu hoặc phải ngâm đậu trước khi nấu.
Để tiết kiệm thì giờ, dùng đậu chế biến nấu sẵn đựng trong hộp rất tiện lợi: chỉ cần đổ bớt nước mặn trong đậu hoặc rửa đậu cho bớt mặn rồi nấu.
Nhưng người Nam Mỹ và Á Châu xem các loại hạt đậu là một thành phần quan trọng của lương thực.
Ở Châu Mỹ La Tinh, từ Mễ Tây Cơ xuống đến Trung Mỹ, Nam Mỹ, đâu đâu cũng thấy có đậu đen và đậu đỏ (black and red beans) trong các bữa ăn.
Ở Ấn Độ, đậu lăng (lentil) được ăn trộn với gạo và rất phổ biến. Nhật Bản có loại đậu màu nâu gọi là azuki được ăn với cơm.
Ưu điểm của đậu
1. Đậu chứa một loại chất xơ gọi là pectin. Chất xơ này có khả năng hút nước và nở ra trong dạ dày khiến người ta có cảm giác no không thèm ăn. Nó cũng làm chậm tiến trình hấp thụ thực phẩm trong ruột, giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được sự tăng gia quá mau đường huyết, và cơ thể khỏi phải tiết ra nhiều insulin.
Các loại đậu chứa nhiều pectin có thể giữ vai trò quan trọng trong sự làm giảm lượng cholesterol trong máu, còn tốt hơn cả loại cám yến mạch (oat bran).
Trong các loại đậu, đậu nành được xem là hữu hiệu nhất để giảm cholesterol và triglyceride trong máu.
Nghiên cứu ở Ý và Thụy Sĩ cho thấy là, bệnh nhân có cholesterol cao, mà ăn nhiều chất đạm từ đậu nành thay thế cho thịt cá, thì mức cholesterol của họ giảm xuống đến 31%. Kết quả này xem ra còn tốt hơn tác dụng của các loại thuốc giảm cholesterol đắt tiền bán trên thị trường.
Bác sĩ James Anderson thuộc Đại học Kentucky, khuyên bệnh nhân mỗi ngày ăn một cốc đậu pinto nấu chín để hạ cholesterol.
2. Cũng theo bác sĩ Anderson, ăn đậu thường xuyên giảm nhu cầu Insulin để chữa bệnh tiểu đường, vì đậu làm đường trong máu tăng lên rất chậm.
3. Gần đây các nhà khoa học lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích của các hạt đậu, đó là khả năng chống ung thư. Đậu có chứa chất acid phytic, một chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể chận đứng tiến trình ung thư hóa của tế bào.
Ngoài ra, khảo cứu trên một số động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy đậu, nhất là đậu “pea” và đậu lăng “lentil” có chứa chất ức chế protease là chất có khả năng phòng chống ung thư da, vú và gan ở động vật. Thử nghiệm ở người cũng thấy tác dụng tương tự về phòng chống ung thư vú và nhiếp hộ tuyến.
Chuyên gia về ung thư Anne Kennedy cho chuột ăn một hóa chất gây ung thư, nhưng khi chất ức chế protease được bôi vào miệng chuột thì ung thư không xẩy ra.
4. Đậu giúp đại tiện đều đặn, dễ dàng vì phẩn to hơn, mềm hơn, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng. Đó là kết quả các nghiên cứu của Tiến sĩ Sharon Fleming, Đại học Berkeley, California.
5. Một khoa học gia Ấn Độ là SN. Sanyaldan nhận thấy dân số của người Tây Tạng không thay đổi trong suốt 200 năm. Thực phẩm chính của họ là một loại đậu. Sau nhiều năm tìm hiểu, ông ta thấy rằng đậu này có khả năng ngăn ngừa sinh đẻ nhờ hóa chất m-xylohydroquinone. Ông ta thử cho phụ nữ dùng chất này thì tỷ lệ sinh đẻ giảm hẳn, còn với nam giới thì chất này cũng làm cho số lượng tinh trùng giảm. Nhận xét này đang được nghiên cứu kiểm chứng thêm. Ngoài ra có lẽ tác dụng của nó không mạnh bằng các dược phẩm ngừa thụ tinh hiện có, nên ít ai để ý đến…
Coi vậy thì các loại đậu đều rất tốt cho cơ thể. Chúng tôi nghĩ là ông có thể làm theo như lời khuyên của vị bác sĩ gia đình. Nhưng cũng xin đừng quên dùng thuốc hạ đường huyết đều đặn và dành thời gian để vận động cơ thể mỗi ngày.
Chúc ông mọi sự bình an.
Bs Nguyễn Y Đức

Các tin khác (bấm vào các links sau để đọc nội dung):
  1. Bà con chú ý đừng nên có thói quen ăn ăn tối muộn rất nguy hiểm
  2. Lợi ích và tác hại khi tắm nước nóng
  3. Hội Đồng Y Khoa của Tiểu Bang California (Medical Board Of California) đã ký một văn bản công nhận một công nghệ kỹ thuật mới gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens do một Bác sĩ người Mỹ gốc Việt phát minh, đó là Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y-Bác-Sĩ người Mỹ gốc Việt Bắc California.
  4. Đau Lòng Bàn Chân
  5. Đau lưng
  6. Có 8 nơi công cộng mà ai cũng phải cảnh giác, vì ở đó … lúc nhúc những vi trùng!
  7. MẸO VẶT: 10 ngày chữa hết sạch bệnh chai chân
  8. Trí Nhớ > Sáu Bước Đơn Giản Để Giữ Đầu Óc Minh Mẫn
  9. 5 sai lầm của những người “ngồi văn phòng” và lợi ích của người uống bia7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim

8 loại rau ngăn ngừa ung thư + 10 lợi ích của trái xoài

Với một số loại ung thư phổ biến, đều có một thực phẩm gánh vác nhiệm vụ phòng bệnh quan trọng.  Chế độ ăn uống và ung thư cũng có mối quan hệ chặt chẽ. Ăn uống không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây ung thư, ngược lại, ăn uống đúng cách có thể đem lại hiệu quả chống ung thư.


Ung thư phổi => Thực phẩm hàng đầu: Rau bina

 Lý do:Rau bina có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại bởi gốc tự do gây ra. Ăn một bát rau bina mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi ít nhất là 50%. Ngoài ra, cà chua, cà rốt, bí đỏ, lê và táo cũng có thể ngăn chặn sự xuất hiện loại ung thư này.
Ung thư vú => Thực phẩm hàng đầu: Rong biển

  Lý do:Rong biển không chỉ giàu vitamin E và chất xơ, mà còn phong phú về hàm lượng i-ốt. Các nhà khoa học tin rằng thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú, do đó, ăn rong biển có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Lý do phụ nữ Nhật Bản có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ ở các quốc gia khác có thể liên quan đến việc tiêu thụ rong biển. Trong khi đó, khoai lang, cà chua, đậu cũng là những thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư vú.


Ung thư ruột =>  Thực phẩm hàng đầu: Cây sả

Lý do: Cây sả, cần tây là những thực phẩm giàu chất xơ, khi vào trong ruột có thể đẩy nhanh tốc độ làm sạch các thức ăn thừa trong ruột, giảm cá chất độc hại và thúc đẩy bài tiết cực kỳ hiệu quả, phòng chống ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, tiêu thụ tỏi thường xuyên cũng giúp bạn giảm 30% nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, khoai lang, cải bắp, lúa mì lại là những thực phẩm cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Ung thư tuyến tụy => Thực phẩm hàng đầu: Súp lơ

Lý do:Hội Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã chỉ ra rằng ăn súp lơ và các thực phẩm họ cải khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy, củ cải cũng đóng góp vào việc gia tăng sức đề kháng của bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy.
Ung thư da => Thực phẩm hàng đầu: Măng tây

Lý do:Măng tây là trong những loại rau đầu bảng giàu vitamin, axit nucleic và các thành phần khác có tác dụng nhất định trong phòng chống ung thư hạch, ung thư bàng quang, ung thư da.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) => Thực phẩm hàng đầu: Đậu nành

Lý do:Đậu phụ, sữa đậu nành được làm bằng đậu nành (đậu tương), có chứa isoflavone, lignin được coi là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của UTCTC, giảm phân chia tế bào ung thư, đồng thời có ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả. Ngoài ra, cà chua cũng là thực phẩm phòng ngừa UTCTC tốt.
Ung thư dạ dày => Thực phẩm hàng đầu: Tỏi

  Lý do: Những người hay ăn tỏi sống có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp, bởi vì tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit trong dạ dày - mộ trong những nguy cơ làm gia tăng ung thư dạ dày. Những người thường xuyên ăn hành cũng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm người còn lại. Ngoài ra, ăn thức ăn ít muối, cá hun khói, cá nướng cũng là một cách tốt để ngăn chặn ung thư dạ dày.

Ung thư gan => Thực phẩm hàng đầu: Nấm

 Lý do:Nấm có chứa các lớp polysaccharide giúp ức chế hoạt động của các chất gây ung thư, có thể thúc đẩy hình thành kháng thể để cơ thể tạo ra miễn dịch với khối u, ức chế tế bào ung thư tăng trưởng để có thể đề kháng với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư ruột kết, và đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân ung thư gan.


 Mười lợi ích của trái XOÀI
                                                                
Ăn xoài thường xuyên là cách để bạn giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh đáng sợ như ung thư, tiểu đường, bệnh tim…

Xoài là loại trái cây phổ biến nhất thế giới vì hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Một cốc xoái có thể cung cấp 25% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, 2/3 vitamin A và một lượng lớn vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho, kali và
magiê.

1. Ngăn chặn ung thư;
Các hợp chất phenolic được tìm thấy trong xoài như quercetin, isoquercitrin, astragalin, fisetin và methylgallat đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư. Xoài cũng là loại trái cây có hàm lượng pectin cao. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, pectin có tác dụng giúp cơ thể chống lại ung thư đường tiêu hóa.


2. Hỗ trợ tiêu hóa
Xoài là loại trái cây rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa.Trong xoài có chứa các enzyme giúp phá vỡ protein, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thụ vào cơ thể, chất xơ có trong xoài cũng giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc.


3. Ngăn ngừa bệnh tim
Xoài là loại trái cây tuyệt vời cung cấp vitamin A, E và selen cho cơ thể và giúp chống lại bệnh tim. Xoài cũng rất giàu vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức độ homocysteine. Homocysteine ​​là một axit amin trong máu gây tổn thương mạch máu.

4. Giảm LDL cholesterol
Hàm lương pectin và vitamin C cao có trong xoài giúp làm giảm mức LDL cholesterol trong cơ thể, đặc biệt là LDL cholesterol xấu.

5. Làm giảm huyết áp
Xoài có hàm lượng kali cao, vì vậy mà nó có thể điều chỉnh huyết áp. Do đó, ăn xoài thường xuyên là cách để bạn giảm huyết áp mà không phải lo lắng đến tác dụng phụ.

6. Cải thiện trí nhớ
Xoài có chứa axit glutamine, một loại chất được biết đến với tác dụng cải thiện trí nhớ và giữ cho các tế bào não hoạt động. Ăn xoài thường xuyên là cách để chiến đấu với căn bệnh giảm trí nhớ khi có tuổi.


7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lá xoài có tác dụng làm bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Đun sôi lá xoài trong nước khoảng 15 phút, để nó qua đêm và uống nước này vào sáng hôm sau. Điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu.


8. Tăng cường sức khỏe của đôi mắt
Xoài có nhiều nhiều vitamin A, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt
và bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

9. Mang lại nhiều lợi ích cho làn da
Xoài là loại trái cây tốt cho làn da, bởi chúng có hàm lượng vitamin A cao.

Chúng kích thích quá trình tuần hoàn máu ở màng nhầy và da, từ đó làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, một hiện tượng khiến làn da bị tổn hại.

10. Xử lý tình trạng thiếu máu
Xoài có nhiều chất sắt, vì vậy mà chúng có thể giúp cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có trong xoài giúp tăng cường hấp thụ sắt. Vì vậy mà xoài là loại trái rất có lợi đối với phụ nữ mang thai và những người bị thiếu máu.


http://utupktl.multiply.com/journal/item/107/107

Điều trị bệnh Alzheimer từ những dấu hiệu đầu tiên


Alzheimer là hiện tượng thoái hóa não bộ không có khả năng phục hồi ở người cao tuổi, gây nên chứng mất trí và sa sút trí tuệ. Những tổn thương ở tế bào thần kinh vỏ não và các cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, suy giảm sự phối hợp vận động, giảm cảm nhận của các giác quan…, dần dần dẫn đến tình trạng mất trí nhớ và mất các chức năng tâm thần kinh.

Ca bệnh Alzheimer đầu tiên được phát hiện vào năm 1907. Từ đó đến nay, số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng, nhất là khi tuổi thọ của con người ngày càng tăng nhờ vào tiến bộ của ngành y tế.
Theo thống kê năm 2005 tại châu Âu, số lượng người bị bệnh Alzheimer tăng cao hơn so với các bệnh lý phổ biến khác như đột quỵ, tiểu đường, ung thư vú… Trên thế giới, tỷ lệ người dưới 70 tuổi mắc bệnh này là 5% và trên 80 tuổi là 40 – 50%.
Theo dự đoán của các nhà khoa học Hoa Kỳ, từ nay đến năm 2030, số lượng bệnh nhân Alzheimer ở nước này sẽ khoảng 600 ngàn người, trong đó 50% là bệnh nhân trên 85 tuổi.

Dự đoán những dấu hiệu sớm
Hiện tại, y học vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh Alzheimer, nhưng có thể điều trị triệu chứng và chăm sóc hiệu quả cho người bệnh khi sớm phát hiện những dấu hiệu bệnh.
Từ 55 đến 60 tuổi, chúng ta cần khám chuyên khoa để nhận biết những dấu hiệu của rối loạn trí nhớ như suy giảm nhận thức nhẹ (Mild Cognitive Impairment – CMI), nhất là khi có các biểu hiện sau đây:
- Cuộc sống bị đảo lộn do suy giảm trí nhớ (quên những sự việc mới vừa nhắc đến, quên tên người quen, quên công việc quan trọng cần làm…).
- Không thể tập trung hoặc tự xây dựng và thực hiện kế hoạch làm việc (giảm khả năng hoạch định kế hoạch, liên tục không thể hoàn thành nhiều công việc do khó tập trung và không biết nên giải quyết việc đó như thế nào, ngay cả những việc đơn giản và quen thuộc).
- Nhầm lẫn các thời điểm trong ngày (sáng tưởng là trưa hoặc tối), đôi khi quên mình đang ở đâu và cần đến đâu.
- Mắt nhìn kém vì bị đục thủy tinh thể, do đó khó đọc chữ, không phân biệt được màu sắc, khó nhận biết khoảng cách xa gần…
- Khả năng ngôn ngữ kém (nói và viết khó khăn vì không thể tìm ra đúng từ để diễn đạt ý muốn nói, nói chuyện thiếu tính logic).
- Ngày càng xa lánh mọi người, tránh tiếp xúc với người thân, bạn bè, không còn hứng thú với những thú giải trí quen thuộc.
- Tính khí thay đổi thất thường, thường hay cáu kỉnh, nghi ngờ, phiền muộn, lo âu, sợ hãi không có lý do.
Vai trò của gia đình trong điều trị
Việc điều trị bằng thuốc chỉ đạt hiệu quả cao trong những giai đoạn khởi phát của bệnh. Trên thị trường hiện có các loại thuốc giúp kích thích não tiết ra nhiều Acetylcholin (chất có vai trò dẫn truyền thông tin) giúp cải thiện chức năng hoạt động của não nhằm giảm bớt tình trạng suy giảm trí nhớ và tăng khả năng tư duy của người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc trên chỉ tác động tốt trong giai đoạn người bệnh mới bị Alzheimer.
Trong việc điều trị bệnh này, việc theo dõi và kiên nhẫn chăm sóc của người thân có vai trò vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể tự khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ của mình bằng cách lập bảng ghi nhớ, ghi vào sổ tay và nhờ mọi người xung quanh nhắc nhở.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi lối sống bằng cách thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng (câu cá, nghe nhạc, tập yoga), đi dạo thường xuyên, làm các bài tập trí nhớ (chơi đố ô chữ, sudoku)…
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh rất dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm như bị trầm cảm, đi lạc, thậm chí muốn tự tử… nên rất cần sự giám sát liên tục của người thân. Nên cho bệnh nhân đeo vòng có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để dễ tìm khi người bệnh đi lạc.
Ngoài các phương pháp trên, hiện các nhà khoa học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu thêm các phương pháp phòng ngừa và điều trị khác cho căn bệnh này. Nhìn chung, các kết quả thu được là khả quan.
Phòng bệnh Alzheimer
Do còn nhiều hạn chế trong điều trị bệnh Alzheimer nên việc phòng ngừa bệnh vô cùng quan trọng, có vậy người bệnh mới không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp phòng bệnh Alzheimer:
Năng tập luyện thể chất và tinh thần. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp lưu thông máu và dưỡng chất đến cho não tốt hơn, giúp mô não khỏe mạnh và tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật, đồng thời giúp não thực hiện tốt các chức năng thần kinh.
Vì vậy, giới chuyên môn khuyến cáo là mọi người, đặc biệt là nhóm người trung niên trở lên nên luyện tập thể thao đều đặn, đi bộ hoặc chạy bộ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày.
Nghiên cứu của các bác sĩ ở Đại học Pittsburgh (Canada) cho thấy đi bộ nhiều có thể làm giảm nguy cơ bị Alzheimer. Đi bộ ít nhất tám cây số mỗi tuần có thể giúp tăng chức năng của não đến mười năm, đặc biệt là các khu vực vỏ não có nhiệm vụ lưu giữ ký ức và trung tâm tư duy.
Không ngừng tiếp thu kiến thức mới. Nên thường xuyên bổ sung kiến thức bằng cách đọc sách, tự mày mò, tìm tòi để giúp bộ óc không bị trì trệ và suy giảm trí nhớ cũng như khả năng tư duy.
Thực tế cho thấy những người cao tuổi thường xuyên dùng máy tính làm việc, đọc truyện, xem tin tức, chơi cờ, làm thơ… thì đầu óc tỏ ra minh mẫn hơn nhóm người không có thói quen này.
Tìm cách thoát khỏi áp lực. Stress và trầm cảm là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh Alzheimer. Tình trạng stress liên tục làm cho cơ thể bài tiết nhiều hormone cortisol, tác động xấu đến vùng não đảm nhận chức năng nhắc nhớ và tư duy, gây tình trạng rối loạn và làm cho trí nhớ suy giảm đáng kể.
Chú ý đến việc ăn uống. Các nhà nghiên cứu về bệnh Alzheimer đã chỉ ra rằng càng ăn ít mỡ động vật thì tỷ lệ bệnh càng giảm. Một bằng chứng rõ ràng là tỷ lệ người Nhật sống tại Mỹ bị bệnh Alzheimer cao gấp hai lần so với người Nhật sống tại quê hương họ.
Không hút thuốc láNhững người hút thuốc lá và cả những người hít phải khói thuốc lá hằng ngày có khả năng bị mắc bệnh Alzheimer cao gấp hai lần những người sống trong môi trường bình thường không có khói thuốc.
Bổ sung vitamin EVitamin E có nguồn gốc chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớở con người, tức là có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Các chất chống oxy hóa có sẵn trong cơ thể thường xuyên làm nhiệm vụ kích thích hoạt động của vùng não có chức năng về trí nhớ và khi cơ thể được bổ sung vitamin E thì cơ chế trên lại càng hiệu quả và làm giảm bệnh.
Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, hạt hướng dương…
- Sử dụng nhóm thuốc NSAID. NSAID (Non-Steroidal Anti-Inflamamatory Drug) là nhóm thuốc kháng viêm và giảm đau thường được bác sĩ kê đơn giảm đau cho người bệnh, từ đau đầu, đau lưng cho đến đau xương khớp.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Y Harvard (Mỹ), nhóm bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nếu dùng nhóm thuốc này có khả năng giảm được tới 50% rủi ro mắc bệnh Alzheimer.
Trong thực tế, những người đã mắc bệnh Alzheimer nếu dùng Aspirin hoặc các thuốc NSAID thì khả năng ngôn ngữ và các chức năng thần kinh được cải thiện rõ rệt, trí nhớ được tăng cường, minh mẫn hơn so với những người không dùng thuốc đó.
BS. HUỲNH HẢI NAM/DNSGCT

http://htkt29.multiply.com/journal/item/255/255

Cuốn sách gây tranh luận tại Pháp: "Sự thật về cholesterol" 20 tháng Hai năm 2013


Cuốn sách gây tranh luận tại Pháp: "Sự thật về cholesterol"
20 tháng Hai năm 2013
Trọng Thành


Tuần báo Le Nouvel Observateur giới thiệu về cuốn sách của Gs Philippe Even



Trong lĩnh vực y khoa tại Pháp từ một tuần nay, có một cuộc tranh luận với tâm điểm là cuốn sách «Sự thật về cholesterol» của giáo sư Philippe Even.


Quan điểm chính của cuốn sách cho rằng lượng cholesterol cao trong cơ thể nhìn chung không phải là nhân tố gây ra các bệnh tim mạch, đi ngược lại một quan điểm phổ biến từ nhiều thập kỷ nay, được hầu hết y giới thừa nhận.

Quan điểm này đã bị phản đối dữ dội, nhưng cũng có không ít người chia sẻ.
 
Ngày 13/02, tuần báo Le Nouvel Observateur giới thiệu trên trang nhất cuốn sách của giáo sư Philippe Even và hàng tựa là tên của sách: «La vérité sur le cholestérol/Sự thật về cholesterol», với hàng tít phụ: «Nếu cholesterol không nguy hiểm. Giáo sư Even mở màn cuộc tranh luận».Sách sẽ chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày mai 21/02/2013.
Le Nouvel Observateur ghi nhận: «Giáo sư Even dấn thân vào một cuộc hành trình đầy thách thức mới: tận mắt thẩm định lại các nghiên cứu kinh điển về tính độc hại của cholesterol và các thử nghiệm lâm sàng với các thuốc statin, các dược phẩm giảm cholesterol rất mạnh – thị trường dược phẩm lớn nhất với doanh số 25 tỷ đô la năm 2011».


Theo khẳng định của tác giả cuốn sách: «Không có cholesterol xấu. Người ta đã phóng đại tác dụng của nó. Nó không phải là nguyên nhân của chứng nhồi máu cơ tim và các tai biến mạch máu não. Cholesterol là một phi vụ làm ăn, cho phép ngành công nghiệp dược phẩm ăn không 2 tỷ euro/năm, với việc bán ra một cách đại trà các thuốc statin giảm cholesterol». Giáo sư Even cũng là đồng tác giả một cuốn sách gây sốc khác cách đây nửa năm: «Guide des 4.000 médicaments utiles, inutiles ou dangereux/Hướng dẫn về 4.000 dược phẩm có ích, vô ích hay nguy hiểm», trong đó có nhận định rằng các thuốc statin chỉ cần thiết đối với 9/10 trường hợp đang sử dụng hiện nay.


Hàng loạt tổ chức y khoa, đặc biệt là tim mạch, cũng như nhiều bác sĩ ngay lập tức đã lên tiếng phản đối quan điểm của giáo sư Even, thái độ chủ quan «vơ đũa cả nắm» của tác giả cuốn sách, chủ yếu trong việc phủ nhận tác dụng của việc dùng các thuốc statin để hạ cholesterol, rất nguy hiểm đối với sinh mệnh của nhiều bệnh nhân đang điều trị bằng statin. Nếu biết rằng, tại Pháp có khoảng từ gần 5 triệu đến gần 7 triệu người sử dụng statin, tùy theo các nguồn thống kê khác nhau, thì không khó khăn gì để đoán biết cuốn sách phủ nhận tác hại của cholesterol gây ra một làn sóng phản đối dữ dội như vậy.


Trong số các tổ chức y khoa ký vào thông cáo chung ngày 18/02/2013 phản đối cuốn sách này, có nhiều hiệp hội bác sĩ tim mạch Pháp: Collège National des Cardiologues français, Collège des Cardiologues de Hôpitaux, Société français de cardiologie, Fédération française de cardiologie…


La Haute Autorité de santé (HAS)/Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế Pháp, đã ra thông cáo về chủ đề này ngay vào ngày 14/02.


Thông cáo của HAS nhắc lại rằng, tiếp theo một nghiên cứu phân tích vào năm 2010, Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế HAS khẳng định các thuốc hạ cholesterol có tác dụng không thể tranh cãi với mục đích ngăn ngừa các tai biến tim mạch tái phát.HAS cho biết các thuốc statin làm giảm nguy cơ tử vong 10% đối với nguy cơ tái phát tai biến tim mạch, đặc biệt với chứng nhồi máu cơ tim. Còn đối với các trường hợp người không có tiền sử tai biến tim mạch, thì HAS cho rằng, các thuốc hạ cholesterol chỉ nên dùng đối với những người nào cùng lúc với tỷ lệ cholesterol cao, có thêm nhiều nguy cơ gây tai biến tim mạch khác, như tiểu đường, huyết áp cao hay hút thuốc lá… Ngược lại, các trường hợp đối với người chỉ có lượng cholesterol cao, nhưng không có các yếu tố rủi ro khác, thì việc dùng statin để hạ cholesterol là không cần thiết.


Le Figaro trong bài «Cholesterol, những điều dối trá và những sự thực của giáo sư Even » thì nhấn mạnh đến các lo ngại của HAS, về tác động của cuốn sách «khiến người bệnh lo lắng, khiến họ mất lòng tin vào một trị liệu có hiệu quả và vào các bác sĩ của mình. Làm tăng nguy cơ dừng các trị liệu đối với các bệnh nhân thực sự có nhu cầu, tác giả cuốn sách kể trên phải gánh chịu một trách nhiệm lớn».Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế Pháp HAS cũng khuyến cáo các bệnh nhân «không nên tự ngừng dùng thuốc, nếu không có ý kiến của bác sĩ điều trị».


Quan điểm cho rằng cholesterol không có hại đối với hệ tim mạch, của bác sĩ Even trong cuốn sách sắp được phát hành, thực ra không hoàn toàn mới.Cũng theo Le Nouvel Observateur, từ đầu những năm 2000, tiếp theo «Những huyền thoại về cholesterol», cuốn sách của bác sĩ Thụy Điển Uffe Ravnskov, và tiếp theo hơn một trăm bài báo bảo vệ quan điểm này được đăng tải, 98 người - bao gồm các nhà nghiên cứu và các bác sĩ phủ nhận tác hại của cholesterol - đã tập hợp thành một mạng lưới Thincs (the International network of cholesterol skeptics) vào năm 2002.Mặc dù các nghiên cứu của nhóm được đăng tải trên một số tạp chí khoa học có uy tín như Lancet, nhưng quan điểm «tác hại của cholesterol chỉ là một huyền thoại» của họ ít được chú ý.


Gần đây tại Pháp, cũng về chủ đề này, có cuốn sách của bác sĩ chuyên khoa tim mạch Michel Lorgeril, « Cholesterol, những lời dối trá và sự tuyên truyền », ấn hành năm 2007.

Bác sĩ Lorgeril cũng là người từng đề xuất « nghịch lý Pháp » hay chế độ ăn uống đặc thù của khu vực Địa Trung Hải vào năm 1992, ghi nhận hiện tượng : Dù người Pháp và dân cư ở khu vực Nam Âu có tỷ lệ cholesterol cao tương đương người Mỹ, nhưng lại ít mắc các bệnh tim mạch hơn nhiều so với người Mỹ.

Một trong các lý do của nghịch lý này là các cư dân tại khu vực Địa Trung Hải uống rượu vang và sử dụng các chất béo không bão hòa có trong dầu ô liu, một thực phẩm phổ biến của khu vực.


Cho dù có những bất đồng sâu sắc trong vấn đề sử dụng các thuốc statin hạ cholesterol giữa bên ủng hộ và bên chống, Cơ quan Giám định Chất lượng Y tế HAS, trong thông cáo kể trên nhân cuốn sách của giáo sư Even, cũng thừa nhận rằng các thuốc statin cho những người có nguy cơ tim mạch, không phải lúc nào cũng được kê đúng. HAS thừa nhận: « có một số trường hợp lạm dụng statin ở Pháp ; việc lạm dụng statin trong việc ngăn ngừa nguy cơ tim mạch ở những người không có tiền sử tai biến (…), ở những người mà nguy cơ bị tai biến không cao ».


Về chủ đề này, Libération số ra ngày 13/02 có bài « Cholesterol, các thuốc statin bị chỉ trích dữ dội ».


Libération lưu ý đến một số điều hợp lý trong quan điểm phản bác tác hại của cholesterol. Đặc biệt là góc nhìn của giáo sư Bernard Bégaud, người phụ trách một cơ sở theo dõi dược phẩm lớn nhất tại Pháp, có trụ sở ở Bordeaux. Bác sĩ Bégaud ghi nhận, kể từ hơn 10 năm nay, không có một nghiên cứu nào cho thấy các tác dụng tích cực của statin tại Châu Âu, đối với các bệnh nhân ở giai đoạn phòng ngừa sơ cấp, tức là có tỷ lệ cholesterol hơi cao, nhưng chưa từng bị nhồi máu.Mà trên thực tế, các bác sĩ đã kê thuốc statin một cách phổ biến cho những người này.Ngay từ năm 2005, bác sĩ Bégaud đã cho rằng 20% trường hợp điều trị với statin là không cần thiết.


Libération cũng lưu ý đến cái nhìn thận trọng của giáo sư Simon Weber, bệnh viện Cochin Paris, theo đó, bác bỏ hoàn toàn tác dụng của statin là « hồ đồ ». Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa tim mạch bệnh viên Cochin cũng nghiêm khắc chỉ trích áp lực của các tập đoàn công nghiệp dược phẩm, từ năm này qua năm khác, thúc đẩy việc sử dụng statin với liều cao, mà điều này là không cần thiết, thậm chí còn nguy hiểm.


Hạ cholesterol bằng các thuốc statin có cần thiết hay không?Nếu cần thì trong những trường hợp nào? Và rộng hơn nữa, để phòng ngừa các căn bệnh tim mạch, các biện pháp căn bản là gì?... Đây là những câu hỏi hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp một lần nữa lại đặt ra trong công luận Pháp, nhân cuốn sách của bác sĩ Even, trong bối cảnh nhiều bê bối dược phẩm quy mô lớn mới bị bung ra trong thời gian gần đây, như vụ Mediator. Giới chuyên gia cũng như công luận cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các chiến lược điều trị và chăm sóc sức khỏe sát thực, hiệu quả và chi phí tiết kiệm hơn.


Phần phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Texas)


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Texas)

20/02/2013

RFI :Xin Bác sĩ cho biết về quan điểm phủ nhận tác hại của cholesterol đối với các bệnh tim mạch được nhìn nhận như thế nào tại Hoa Kỳ.


BS Nguyễn Ý Đức : Đây là một vấn đề khá quan trọng, ngoài tầm hiểu biết của chúng tôi, cho nên cũng chỉ xin có vài ý kiến hết sức căn bản, thông thường.


Cho tới nay, ý kiến chung của y giới cũng như quần chúng tại Hoa Kỳ vẫn cho là cao cholesterol có liên hệ tới bệnh tim mạch. Và người ta đã đặt ra các tiêu chuẩn cholesterol tới mức độ nào là phải điều trị bằng được phẩm, bằng giảm tiêu thụ chất béo, chất cholesterol hoặc các phương thức khác…


Tuy nhiên, từ lâu cũng đã có nhiều nghiên cứu cho rằng cao cholesterol không đưa tới bệnh tim mạch. Họ nêu ra kết quả nghiên cứu của Framingham, Boston, kéo dài 30 năm cho hay cao cholesterol là một rủi ro đưa tới bệnh tim mạch nhưng không giải thích tại sao, và ½ bệnh nhân có bệnh tim mạch thì cholesterol lại thấp, trong khi đó ½ người không có bệnh tim mạch thì cholesterol lại cao.


Cũng nên để ý rằng yếu tố rủi ro (risk) không phải là nguyên nhân gây ra bệnh mà chỉ là một nguy cơ, một cơ hội để bệnh có thể xảy ra. Chẳng hạn có nghiên cứu nói là phụ nữ cao lớn thường hay bị bệnh ung thư nhũ hoa, thì không có nghĩa là cứ cao lớn là bị ung thư này. Tất nhiên là không phải vậy.

Có thể dẫn thêm một số nghiên cứu khác như một nghiên cứu tại Canada trong 12 năm cho hay cao cholesterol không liên quan gì tới bệnh tim mạch. Hoặc người Nhật thường được coi như ăn ít thực phẩm chứa cholesterol và ít có rủi ro bệnh tim. Khi họ định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục món ăn truyền thống thì lại bị bệnh tim mạch nhiều hơn là người Nhật tiêu thụ món ăn Hoa Kỳ nhiều chất béo. Như vậy thì có thể là có một rủi ro nào khác, chẳng hạn stress…


Như vậy thì, tại sao cho là cao cholesterol đưa tới bệnh tim mạch vẫn còn rất phổ biến.

Có ý kiến cho rằng các nhà sản xuất dược phẩm cũng như kỹ nghệ chế biến thực phẩm, vì lợi nhuận tài chánh, vẫn liên tục bảo vệ quảng bá tin tưởng rằng cao cholesterol là xấu trong quần chúng, và quần chúng tin theo.

Cho nên, nhiều người e ngại khi nói mức độ cholesterol không liên hệ tới bệnh tim là đi ngược với ý kiến được coi là không phải bàn cãi hiện nay.


RFI :Xin Bác sĩ cho biết thêm về cholesterol.


BS Nguyễn Ý Đức : Cholesterol là một thành phần cần thiết của màng các tế bào, được dùng để sản xuất một số kích thích tố, tạo ra sinh tố D trên da bằng tia nắng, cũng như tạo ra acit mật để tiêu hóa chất béo...

Cholesterol chiếm 70% các chất cấu tạo tế bào của não bộ, cho nên cơ thể đã tự cung cấp tới 75% cholesterol. Khi ta tiêu thụ nhiều cholesterol, thì cơ thể giảm sản xuất mà khi tiêu thụ giảm thì cơ thể tăng sản xuất để giữ quân bình tự nhiên.

Do đó giảm tiêu thụ cholesterol chưa đủ để hạ cao cholesterol. Vả lại, theo một số nghiên cứu, cholesterol chỉ bám vào thành động mạch bị tổn thương vì lý do khác, như là đường quá cao, chất béo ôi hư.

Vì thành động mạch bình thường rất trơn chu để máu lưu thông dễ dàng. Khi có một vết thương, thì LDL (Low-density lipoprotein) mới dính vào đó mà gây ra rủi ro.


RFI :Xin Bác sĩ cho biết quan niệm của Bác sĩ về việc phòng ngừa các bệnh tim mạch.


BS Nguyễn Ý Đức : Chúng tôi cứ nghĩ rằng, cái quan niệm trung dung của Á đông vẫn là điều nên áp dụng, và nhà văn Hoa Kỳ Mark Twain có nói là ông tin tưởng ở sự vừa phải moderation trong mọi lãnh vực (kể cả sự vừa phải).


Cholesterol nói riêng, thức ăn nói chung, rất cần thiết cho cơ thể, nhưng sự cần thiết này có giới hạn. Nếu cung cấp quá giới hạn thì cơ thể không sử dụng hết và phải tìm cách loại ra khỏi cơ thể, ấy là không kể sự bội thu gây ra sự mất cân bằng tự nhiên của các chức năng cũng như cấu trúc của cơ thể và gây ra rủi cho cho sức khỏe cũng như gây ra bệnh.

Thành ra, trung dung vừa phải là điều cần. Tiêu thụ cho đúng với nhu cầu. Tiêu thụ đa dạng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng phải theo một tỷ lệ nhiều ít chấp nhận được.


Như vậy sức khỏe mới được bảo toàn một phần nào. Rồi ta cũng cần áp dụng các phương thức bảo vệ sức khỏe khác như vận động cơ thể, ngủ nghỉ đầy đủ, giải trí thư giãn trí óc và tránh xúc động quá mức.


Ngoài ra cũng nên để ý là kết quả nghiên cứu khoa học không có giá trị vĩnh viễn. Kết quả đúng hôm nay chưa chắc đã đúng vào vài năm nữa.

Vì để phát triển, khoa học cần được liên tục nghiên cứu. Một kết quả mới được thông báo mới chỉ là kết quả sơ khởi, cần nhiều nghiên cứu khác có cùng ý kiến thì kết quả đó mới được coi là chung kết và được phổ biến để dân chúng áp dụng...


RFI :Còn về thuốc hạ cholesterol, Bác sĩ có ý kiến như thế nào ?


BS Nguyễn Ý Đức : Thực tình ra, những loại thuốc để hạ cholesterol, các nhà bào chế cũng đã lưu ý với giới tiêu thụ rằng, thuốc có thể gây ra một số những rủi ro cho cơ thể chúng ta. Đặc biệt nhiều người uống statin có cảm giác rằng đau nhức cơ bắp, đôi khi rất trầm trọng, tổn thương cho gan, thận, thần kinh, thậm chí tử vong mà lý do tại sao vẫn chưa được xác định.

Lý do làm sao, thì vẫn chưa xác định được, thành ra chúng tôi cũng chỉ xin thưa thế này. Khi sử dụng loại thuốc đó, thì nhiều khi phải sử dụng lâu dài, chúng ta cũng phải hết sức dè dặt, theo dõi. Nếu có những biến chứng, hoặc có những khó khăn gì xảy ra, thì phải cho bác sĩ hay, để bác sĩ có thể điều chỉnh cái lượng thuốc của mình để giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe.


RFI:Xin cảm ơn Bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn hôm nay.